Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam – Royalgroup Mechanical

Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam.
PGS. TS VƯƠNG HỮU TẤN

Các nghiên cứu đã khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của phát triển ĐHN ở Việt Nam vào khoảng năm 2017- 2020.
Bài báo này trình bày tóm tắt một số kết quả nghiên cứu nhằm làm rõ hơn những vấn đề quan trọng, giải đáp những băn khoăn lo lắng của công chúng liên quan đến phát triển ĐHN.
Hai vấn đề chính được đề cập là:
   1. Những lý do chính để xem xét xây dựng nhà máy ĐHN
   2. Các vấn đề băn khoăn lo lắng của công chúng.
Một số lý do chính để xem xét xây dựng nhà máy điện hạt nhân
1. Điện hạt nhân đã được các nhà nghiên cứu quy hoạch năng lượng xem xét, lựa chọn tham gia vào cơ cấu nguồn điện tương lai để đáp ứng nhu cầu điện năng, góp phần đảm bảo an ninh cung cấp năng lượng của đất nước.
Theo kết quả nghiên cứu tiền khả thi dự án nhà máy ĐHN do Bộ Công nghiệp và Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện, nếu chỉ xem xét phương án dự báo nhu cầu cơ sở và khả năng khai thác tài nguyên năng lượng theo phương án cao, thì khả năng khai thác tài nguyên bắt đầu không cân đối được nhu cầu năng lượng sơ cấp và lượng thiếu hụt sẽ là 2,67 triệu TOE (tấn dầu quy đổi) vào năm 2015. Thiếu hụt sẽ càng tăng, đến năm 2020 là 25 triệu TOE, năm 2030 là 62,8 triệu TOE và năm 2040 là 90 triệu TOE. Về điện năng, đến năm 2015 sẽ thiếu 8 tỉ KWh, năm 2020 sẽ thiếu từ 36-65 tỉ KWh, năm 2030 sẽ thiếu 119-188 tỉ KWh và năm 2040 sẽ thiếu 200-340 tỉ KWh. Các nghiên cứu cho thấy rằng, mặc dù dự báo nhu cầu điện tăng chậm dần sau năm 2020, khoảng 4,9-5,6% giai đoạn 2021-2030 và 3-3,5% giai đoạn 2031-2040, nhưng do khả năng khai thác tài nguyên năng lượng trong nước hạn chế, vì thế cùng với các giải pháp huy động các nguồn năng lượng mới, nhập khẩu nhiên liệu và năng lượng, cần phải xem xét phương án xây dựng các nhà máy ĐHN (Xem bảng).
Như vậy, nhà máy ĐHN có thể được xây dựng ở Việt Nam với công suất từ 2.000 MW (phương án cơ sở) đến 4.000 MW (phương án cao) trong giai đoạn đến năm 2020 trên cơ sở phương án tổng hòa cân đối các nguồn có tính đến cả tiết kiệm năng lượng.
 Phát triển ĐHN sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, một yếu tố rất quan trọng trong quy hoạch phát triển năng lượng, đặc biệt trong tình hình diễn biến chính trị phức tạp hiện nay. Với uran thì chủ yếu hiện nay do Úc và Canada cung cấp, đó là những quốc gia khá ổn định về chính trị. Đối với nhà máy ĐHN, trong giai đoạn đầu, chúng ta cũng phải nhập khẩu nhiên liệu cho các nhà máy hoạt động, tuy nhiên do lượng nhiên liệu tiêu thụ hàng năm không lớn, nên chúng ta có thể dự trữ trong nhiều năm (nhà máy điện chạy than công suất 1.000 MW hàng năm tiêu thụ 2,6 triệu tấn than, nhà máy ĐHN cùng công suất, hàng năm tiêu thụ khoảng 30 tấn nhiên liệu hạt nhân). Ngoài ra, trong quá trình nội địa hóa ngành công nghiệp này, chúng ta có thể từng bước làm chủ một số khâu sản xuất nhiên liệu. Trữ lượng uran của nước ta cũng là một yếu tố tiềm năng trong việc sản xuất một phần nhiên liệu hạt nhân ở ngay trong nước.
2. Điện hạt nhân đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, góp phần nâng cao trình độ khoa học, công nghệ và công nghiệp của quốc gia.
Phát triển ĐHN dẫn đến phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và đội ngũ công nhân với trình độ kỹ thuật và kỷ luật cao, thúc đẩy phát triển các cơ quan nghiên cứu triển khai và nhiều ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng. Đây cũng là những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Liên Xô (cũ) cũng như một số nước ở châu Á (Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc…) đều thông qua chương trình phát triển điện hạt nhân mà nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc gia.
3. ĐHN góp phần giải quyết vấn đề môi trường trong phát triển năng lượng bền vững.
Bảo vệ môi trường ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lược phát triển năng lượng bền vững đối với mỗi quốc gia. Các dạng nhiên liệu hóa thạch truyền thống phát thải các khí gây ô nhiễm môi trường và các khí gây hiệu ứng nhà kính. Ví dụ, nhà máy nhiệt điện than công suất 1.000 MW trong một năm phát thải vào môi trường 320.000 tấn tro (chứa 400 tấn kim loại nặng As, Cd, Co, Pb, Hg, Ni và V), 44.000 tấn SO2, 22.000 tấn NOx và 6 triệu tấn CO2. Điện hạt nhân được xem là một nguồn năng lượng sạch, không phát thải khí ô nhiễm môi trường và khí gây hiệu ứng nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển năng lượng bền vững. Với công nghệ ĐHN hiện nay sẽ không có tai nạn kiểu như Chernobyl để có thể làm ảnh hưởng tới môi trường. Các chất thải phóng xạ trong phát triển ĐHN ít về số lượng và hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng các công nghệ và thiết bị hiện đại, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Theo Georges Charpak trong quyển Lửa ma trơi và nấm nguyên tử (Feux Follets et Champignons Nucleaires) thì độ chiếu xạ của dân chúng quanh một nhà máy ĐHN hoạt động bình thường chỉ nhỏ bằng một phần trăm của nhà máy điện chạy than. Thay một nhà máy ĐHN bằng một nhà máy điện chạy than để giảm độ chiếu xạ cho dân chúng là một điều không chính xác.
4. Xu thế phát triển ĐHN trên thế giới hiện nay là thuận lợi cho Việt Nam khi xem xét quyết định chủ trương xây dựng nhà máy ĐHN.
Lịch sử phát triển ĐHN trên thế giới đã trải qua các giai đoạn sau:
– Giai đoạn thập niên 1960-1970 là giai đoạn khởi đầu khi công nghệ chưa được thương mại hóa, phát triển ĐHN chủ yếu nhằm mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ và xây dựng tiềm lực hạt nhân bảo đảm an ninh quốc gia.
– Giai đoạn thập niên 1970-1980 khi công nghệ đã được thương mại hóa cao và do khủng hoảng dầu mỏ, nên nhiều quốc gia đẩy nhanh tốc độ phát triển ĐHN, đưa tỷ trọng ĐHN toàn thế giới tăng gần hai lần, từ 9% lên 17%.
– Giai đoạn thập niên 1980-1990, sau sự cố Chernobyl, sự không chấp nhận của công chúng, các yếu tố chính trị và sự cạnh tranh yếu về kinh tế do việc tăng cao các yêu cầu về an toàn đã làm cho tốc độ xây dựng nhà máy ĐHN giảm mạnh, một số nước còn có chủ trương loại bỏ ĐHN như Đức, Thụy Điển.
– Giai đoạn từ đầu thế kỷ này, khi mà yếu tố môi trường toàn cầu và an ninh năng lượng trở nên có ý nghĩa quyết định và công nghệ ĐHN ngày càng được nâng cao thì xu hướng phát triển ĐHN đã có những thay đổi tích cực, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp trên phạm vi toàn cầu (Tầm nhìn năm 2020 của Mỹ về phát triển ĐHN đề nghị tăng 10.000 MW công suất phát cho 104 nhà máy ĐHN hiện có và 50.000 MW cho các nhà máy ĐHN xây mới đến năm 2020; Phần Lan đã đấu thầu tháng 10-2003 xây tổ máy thứ 5 công suất 1.600 MW bằng công nghệ EPR của Pháp; Anh quay trở lại phát triển ĐHN do thiếu hụt năng lượng, Indonesia đã lập dự án khả thi và dự kiến sẽ đưa tổ máy ĐHN 1.000 MW đầu tiên vào vận hành năm 2015…). Trên cơ sở đó, chính những nước có ý định từ bỏ ĐHN (Đức, Thụy Điển) cũng đã phải xem xét lại và có kế hoạch điều chỉnh. Với một xu thế phát triển tương đối tốt, nên đầu tư nghiên cứu về công nghệ (cải tiến công nghệ hiện nay và phát triển công nghệ hiện đại thế hệ thứ IV và thứ V) được quan tâm rất lớn và đầu tư nghiên cứu trung bình hiện nay khoảng 2 tỉ đô-la Mỹ/năm.
Hiện nay, trên thế giới có 441 lò phản ứng hạt nhân đang vận hành (châu Á có 95 lò) cung cấp khoảng 16% sản lượng điện và 32 lò phản ứng đang được xây dựng (châu Á có 19 lò). Các quốc gia xung quanh Việt Nam như Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc đều có chương trình ĐHN rất phát triển và các chương trình này thực sự đã đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội và nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của các quốc gia này.
(còn tiếp một kỳ)
Nhà cung cấp các loại nam châm công nghiệp, nam châm ứng dụng giá tốt.
Trân trọng chào đón Qu ý Khách Hàng.
         CÔNG TY TNHH ROYALGROUP MECHANICAL Order Kamagra

Đ/c : Số 257 Trần Cung Từ Liêm  Hà Nội 

Tell : -04668 03447  –   Fax: 04 33635323

Hotline -0989 617 369( Mr Hoàng)

Website :  http://royalgroupvn.com/  Email:contact@royalgroupvn.com
Generic Paxil buy Professional Viagra PGS.TS. Vương Hữu Tấn
Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Comment

There is no comment on this post. Be the first one.

Leave a comment