Sản xuất công nghiệp đang phát triển nhanh tại Việt Nam

Sản xuất công nghiệp đang phát triển nhanh

Công nghiệp là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP. Tốc độ tăng cao hay thấp của ngành này tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế công nghiệp 4 tháng đầu năm.

Công nghiệp được nhận diện trên các mặt: chỉ số sản xuất (IIP), tồn kho công nghiệp chế biến, giá bán sản phẩm của người sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, sử dụng lao động 4 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước qua công bố của Tổng cục Thống kê.

Về sản xuất, có bốn điểm tích cực. Điểm tích cực thứ nhất là IIP của toàn ngành đã có xu hướng cao lên (tháng 3 tăng 5,6%, tháng 4 tăng 5,8%); tính chung 4 tháng đã tăng cao hơn của 3 tháng (tăng 5% so với 4,9%). Xu hướng cao lên này diễn ra ở ngành công nghiệp chế biến và ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện.

Điểm tích cực thứ hai là ngành công nghiệp chế biến – ngành công nghiệp có quy mô lớn nhất, chiếm 70,9% giá trị tăng thêm của toàn ngành (tăng 5,5% so với tăng 5%). Điểm tích cực thứ ba là ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện và ngành công cấp nước, xử lý nước thải, rác thải vừa là ngành dịch vụ trực tiếp cho sản xuất công nghiệp, đã tăng cao hơn tốc độ chung của toàn ngành (tương ứng tăng 9% và tăng 8,8%).

Riêng sản xuất và phân phối điện 4 tháng còn tăng cao hơn tốc độ tăng của 3 tháng (tăng 9% sov ới 8,5%). Điều này là rất có ý nghĩa, bởi điện vốn đã thiếu, nên phải đi trước một bước, nhất là phải đón trước sự phục hồi của sản xuất, tiêu dùng. Điểm tích cực thứ tư là tốc độ tăng ở một số địa bản cao hơn cả nước, như Vĩnh Phúc 15,1%, Đà Nẵng 10,7%, Bình Dương tăng 8,6%, Hải Dương 7,7%, Bắc Ninh 7,6%,…

metoclopramide online

Sản xuất công nghiệp: Tín hiệu bứt phá (1)

TỐC ĐỘ TĂNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU (%)

 

Tuy tốc độ tăng có xu hướng cao lên, nhưng tốc độ tăng của 4 tháng năm nay vẫn còn thấp hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước (toàn ngành tăng 5% so với tăng 5,9%, công nghiệp khai khoáng tăng 2,1% so với tăng 3%, công nghiệp chế biến tăng 5,5% so với tăng 6%, sản xuất và phân phối điện tăng 9% so với tăng 12,9%, cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 8,8% so với 8,8%). Trong khi mục tiêu tổng quát năm nay là tăng trưởng kinh tế cao hơn năm trước. Vì vậy, cần quan tâm hơn đối với việc đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp.

buy albuterol online

Về tồn kho, tại thời điểm 1/4/2013 của công nghiệp chế biến so với cùng thời điểm năm trước tăng 13,1%. Tốc độ tăng này thấp hơn nhiều so với các thời điểm trước (như thời điểm 1/3 tăng 16,5%, thời điểm 1/2 tăng 19,9%, thời điểm 1/1 tăng 21/5%,…). Trong đó tồn kho của một số ngành tăng thấp hoặc giảm (như dệt tăng 8,8%, sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 1%, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 1,9%, sản xuất thuốc lá giảm 3,9%, sản xuất da giảm 12,5%, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và quang học giảm 60%,…

Đây là kết quả tích cực, do trong mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (sau khi đã loại trừ yếu tố giá tiêu dùng bình quân) 4 tháng tăng cao hơn 3 tháng (4,6% so với 4,5%). Tỷ lệ giá trị tồn kho trên tổng giá trị sản xuất tháng 3/2013 là 73,4%, giảm so với tỷ lệ 77,8% của 3 tháng đầu năm.

Về giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp quý I năm nay so với quý I năm trước đã tăng 3,58%, trong khi kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp tăng khá cao (tăng 22,6%). Trong đó có một số mặt hàng kim ngạch xuất khẩu tăng khá cao, như: điện thoại các loại và linh kiện tăng 92,3%, điện tử, máy tính và linh kiện tăng 46,1%,…

Một số mặt hàng mới qua 4 tháng đã đạt kim ngạch khá lớn, như điện thoại các loại và linh kiện đạt 5.823 triệu USD, dệt may đạt 5.087 triệu USD, tăng 20,3%, điện tử máy tính và linh kiện đạt 3.160 triệu USD, dầu thô đạt 2.481 triệu USD, tăng 6,5%, giày dép đạt 2.252 triệu USD, phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1.692 triệu USD, tăng 11%…

purchase Naltrexone

Quy mô và tốc độ tăng như trên là tín hiệu khả quan để cả năm 2013 kim ngạch nhiều mặt hàng công nghiệp xuất khẩu sẽ đạt đỉnh điểm mới.

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp trong tháng 4 tăng 0,92% so với tháng trước và tăng 0,1% sản phẩm với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước tăng 0,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,5%.

Nhìn tổng quát, kết quả đạt được về sản xuất, tồn kho, giá bán sản phẩm, xuất khẩu và chỉ số sử dụng lao động của ngành công nghiệp là tín hiệu khả quan để công nghiệp phục hồi dần, trở lại làm động lực và đầu tầu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực công nghiệp hiện cũng còn những hạn chế bất cập; ngay các kết quả trên cũng chỉ là bước đầu, chưa vững chắc và còn đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ. Hạn chế, bất cập nổi bật là tăng trưởng công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến vẫn còn thấp xa so với cùng kỳ các năm trước (giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I/2013 chỉ tăng 4,95%, thấp hơn tốc độ tăng 5,8% của quý I/2012, tốc độ tăng 7,74% của quý I/2011).

Tốc độ tăng IIP còn thấp hơn cùng kỳ năm trước. Việc thu hút lao động còn thấp, tỷ trọng lao động đang làm việc trong nhóm ngành công nghiệp – xây dựng trong tổng số đã bị giảm (từ 21,2% xuống còn 20,8%) trong khi năng suất lao động trong nhóm ngành này năm 2012 đạt 113,6 triệu đồng, cao hơn nhiều so với 2 nhóm ngành còn lại (nông, lâm nghiệp – thuỷ sản 26 triệu đồng, dịch vụ 68,4 triệu đồng và toàn nền kinh tế 57,1 triệu đồng).

Khó khăn, thách thức tiếp tục tác động đến tăng trưởng công nghiệp, bao gồm cả ở đầu vào và đầu ra. Ở đầu vào bao gồm yếu tố vốn, lãi suất và chi phí. Tăng trưởng tín dụng đến 16/4 mới đạt trên 1%. Vốn đầu tư tăng thấp. Lãi suất vẫn còn cao. Chi phí đầu vào cao và còn tăng. Ở đầu ra, khó khăn cả ở trong nước (do tổng cầu co lại), ở cả nước ngoài (do nhu cầu nhập khẩu của các nước chưa tăng, các nước dựng hàng rào nhập khẩu và giảm giá đồng tiền,…

Theo Minh Ngọc

Comment

There is no comment on this post. Be the first one.

Leave a comment